-‘๑’- Welcome to teenquephong.tk's Forum -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ EmptyGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Răng ko thấy ai cả hầy? Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ MasterApril 8th 2013, 17:16
4rum mới của Quế Phong nè Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ MasterMay 22nd 2010, 21:47
chi pheo ngoai truyen p1 Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ MasterFebruary 4th 2010, 17:04
meo sieu nhan Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ MasterJanuary 29th 2010, 16:35
Cười đi Cười đi :D Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ MasterJanuary 29th 2010, 16:32
cuonter strike Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ MasterJanuary 29th 2010, 16:31
Top posters
petrangqp (170)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
tuanchiqp (151)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
llvllr.prince_s2 (52)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
Mr.LuongGia (11)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
thanh thanh (4)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
babyduck_9x (4)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
thien_than_buon_dt (4)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
dc (2)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
ThuongPhong (1)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 
¶¶§å (1)
Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_lcapĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_voting_barĐền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_vote_rcap 

Share | 
 

 Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
tuanchiqp
admin
admin
tuanchiqp

Tổng số bài gửi : 151
điểm thưởng : 274733
kinh nghiệm : 0
Join date : 24/11/2009
Age : 30
Đến từ : quế phong

Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ Vide
Bài gửiTiêu đề: Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ   Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_icon_minitimeDecember 18th 2009, 09:10

Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ 0-denchingian
Nằm trên đỉnh Pú Pỏm cao 186,4m, đền Chín Gian thuộc địa phận Mường Tôn xưa (nay là hai xã Châu Kim, Mường Noọc huyện Quế Phong). Làm mới hoàn toàn bằng bêtông cốt thép theo kiểu nhà sàn thân thuộc, ngôi đền khiêm nhường về sắc nhưng duyên dáng, là điểm hội tụ bản sắc văn hoá tâm linh của cộng đồng người Thái xứ Nghệ.
Theo truyền thuyết, cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 là giai đoạn phát đạt của người Thái vùng Châu Quý, cộng đồng người Thái khắp "chín bản mười mường" dựng lập ngôi đền Chín Gian tại Pù Chò Nhàng (thuộc địa phận xã Châu Kim ngày nay). Ban đầu ngôi đền kiểu nhà sàn lợp tranh, cột gỗ chôn sâu khoảng 0,5m, về sau (chưa rõ năm nào) dịch chuyển đền về đỉnh Pú Pỏm, bản Kim Khê, xã Châu Kim.

Ngôi đền Chín Gian ban đầu nhà sàn cột gỗ lợp tranh ấy, qua nhiều thế kỷ dãi nắng dầm mưa vẫn 3 năm một lần (từ 13-15.2 âm lịch giữa tiết Xuân), để chín bản mười mường tưng bừng lễ hội. Năm Đinh Mão (1927), Tri phủ Quỳ Châu là ông Sầu Văn Hiên người Thái vùng Mường Tôn, lệnh cho dân trong vùng vào rừng khai thác gỗ lim kéo ra bến bãi Piềng Pần (nay thuộc xã Châu Thắng huyện Quỳ Châu), kết thành bè mảng theo sông Nậm Giải chuyển lên tập kết tại bến Tà Tạo để nâng cấp ngôi đền.

Nhiều già làng trước đây vẫn nhớ, sau khi được tôn tạo, ngôi đền có 4 dãy cột lim cao to kê trên đá tảng, mái lợp tôn, cầu thang lên xuống xây bằng gạch, năm 1929 bà con mở lễ hội và mãi đến năm 1947 mở lại 1 lần rồi thôi.

Trong khoảng lặng 59 năm (1947- 2006) gần một đời người, Lễ hội đền Chín Gian hoàn toàn bị gián đoạn. Năm 1972 tôn mái của đền bị tháo dỡ về lợp cửa hàng mậu dịch quốc doanh, toàn bộ cột kèo bằng gỗ lim dần thành cửa thành nhà của kẻ xấu.

Lễ hội đền Chín Gian chỉ còn trong ký ức người già. Năm 2004 UBND huyện Quế Phong tiến hành phục dựng làm mới bằng chất liệu sắt thép bêtông, năm 2006, đền được khánh thành và tưng bừng tái mở Lễ hội.

Chín gian của đền tượng trưng cho 9 mường khởi đầu của đồng bào Thái gồm mường Tôn, Pắn, Chừn, Hin, Puộc, Quáng, Miểng, Chón, Pha Quèn. Trong đó gian chính giữa là của Mường Tôn đặt 3 pho tượng uy nghiêm thờ 3 vị: Then Pà (Vua Trời như là Ngọc hoàng), Náng Xỉ Đà con gái của Ngọc hoàng (như Mẫu Liễu Hạnh) và Tạo Ló Ỳ là người đầu tiên khai mở cai quản mường Tôn, như Thành hoàng làng của người Việt.

Ba pho tượng làm bằng gỗ mít sơn son thếp vàng do nghệ nhân Hà Nội chế tác, vừa mới được mang về. Tại gian giữa treo 2 đôi câu đối chữ Nho và chữ Thái, đôi câu đối chữ Thái đọc từ phải qua trái là: Đây ký bò lưm thù. Đây dù bò lưm cổng (Được ăn không quên ơn. Được ở không quên công).

Tám gian còn lại thờ 8 vị tạo của 8 mường. Tạo là người đầu tiên đến khai khẩn lập dựng cai quản mỗi mường.

Đến hẹn lại lên, từ 13-15.2 năm Kỷ Sửu (10.3.2009) cộng đồng người Thái xứ Nghệ lại tưng bừng vào Lễ hội Đền Chín Gian. Lễ hội tuần tự qua 6 lễ cơ bản gồm Lễ khai quang (Xó Phí pù-pí pà, Lễ yết cáo (Khẩy quan), Lễ rước (Ton đăm ton Thẻn), Lễ chém trâu (Phắn quái), Lễ đại Tế (Xớ thẻn xớ đặm), Lễ tạ (Thào quan).

Theo cảm nhận của chúng tôi, nét độc đáo tạo nên bản sắc không thể hoà tan của Lễ hội Đền Chín Gian mà các thế hệ người Thái xứ Nghệ giữ gìn, được thể hiện trong nghi tiết của Lễ rước, Lễ chém trâu , Lễ đại Tế. Những người hành lễ của 3 lễ này ngoài mo, chà, các vị chức sắc nêu trên, còn có mấy chục nam thanh nữ tú chưa vợ chưa chồng, tất cả trang phục tế lễ truyền thống.

Lễ rước sáng 14.2 âm lịch. Mở đầu bằng nghi tiết tắm trâu tại bến Tà Tạo cách phía trước đền khoảng 100m. Mo và 2 chấp sự dắt trâu xuống bến, lát sau Mo trở về cùng các chủ tế đứng trước chiếc chiếu nổi bật hoa văn dân tộc Thái, trên chiếu đặt 1 đĩa trầu cau, 3 ống đựng nước.

Mo khấn xin Thần sông Thần nước cho phép đưa trâu xuống tắm, và trao 3 ống nước cho 3 vị đồng chủ tế, 3 vị này giội nước lên lưng trâu giữa âm thanh cồng chiêng và tiếng hò reo của đoàn người tham gia lễ rước. Lát sau, mo hô "Pó nơ!" (Chúng ta lên đường!), đám rước trật tự khởi hành theo nhịp cồng chiêng. Trên chặng 100m từ bến Tà Tạo lên đến sân Đền, đám rước lần lượt dừng lại tại các am dâng hương:

Tại sân đền, hai hàng quân uy nghiêm vác 60 cây cờ hội chia làm 2 dãy đối xứng, 30 nam đứng phía ngoài 30 nữ đứng phía trong sân đền. Chủ tế thắp hương, 2 chà dắt con trâu buộc vào cột gỗ chôn giữa sân đền, chủ tế cùng mo lên đứng trước gian thờ chính thắp hương, khấn xin các thần cho phép làm Lễ Phắn quái (chém trâu).

Theo tục truyền, ông Chà chém trâu chỉ 1 nhát, nếu phải chém nhát thứ hai hoặc thứ ba bị coi là mất thiêng, năm đó có chuyện không may. Sau khi chém, nếu hai chân trước của trâu quỵ xuống phía trước, đầu hướng thẳng vào đền là tốt. Nếu trâu ngã về bên phải phía có sông là ứng với năm đó bị mất mùa cá. Nếu trâu ngã về bên trái phía có ruộng lúa ứng với năm đó bị mất mùa lúa do thiên tai dịch bệnh v.v...

Lễ đại tế tiến hành ngay sau Lễ chém trâu. Đặc biệt 9 nữ tú chưa chồng trang phục bên trong váy áo Thái, bên ngoài áo dài màu đỏ đầu đội khăn piêu. Khi ông "Làm mường" đánh 9 tiếng cồng tiếp theo, mo kính mời Vua Trời cùng các vị Thần linh, tổ tiên, dòng họ về dự lễ hội, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho bản mường làm ăn phát đạt, lúa đầy đồng cá đầy sông, rừng xanh tươi tốt, no ấm yên vui, đoàn kết xây đắp cuộc sống. Ngoài sân đền tiến hành khai hội để đám đông tham gia khắc luống, cồng chiêng, văn nghệ, kéo co, bóng chuyền, hội thi người đẹp v.v..
Theo một số tư liệu dân tộc học, và dựa theo lời kể của các ông, bà mo và những người già…trong vùng, thì đền 9 gian được dựng lên để thờ Pỏ Phạ (ông trời) và đức mẹ Xì-Đà….đền 9 gian được làm vào thời gian Cầm Cần, Cầm Lan thay nhau làm chẩu mường (tức là thủ lĩnh hành chính của người Thái), kiêm luôn chẩu hua (tức thủ lĩnh tinh thần): Đó là những năm cả 9 mường đầu tiên của người Thái trong vùng rất thịnh vượng, làm ăn phát đạt, yên vui và phồn thịnh…cho nên theo đề nghị của Cầm Cần, cả 9 mường cùng góp công, góp của dựng một cái đền để thờ Pỏ Phạ (tức ông trời – ban đầu chỉ thờ riêng ông trời, sau này mới thờ thêm đức mẹ Xì-Đà, vì trời cho mới được như vậy, mà họ Cầm (hay Lo Căm, Sầm&hellip là con cháu của trời…do vậy đền mới được làm đúng 9 gian, mỗi gian dành cho một mường lúc bấy giờ đến cúng thờ! Lại có ý kiến cho rằng, người Thái ở vùng Quỳ-Châu cũ có 9 họ (Lô; Vi; Quang; Lương; Kim (kêm); Hà; Ngân; Lữ; Lộc) nên mới dựng đền đúng 9 gian cho 9 họ người Thái đến cúng thờ!

Tuy nhiên cũng có ý kiến lại cho rằng, con số 9 thuộc về tâm linh mang ý nghĩa dương sinh, nên người Thái ở miền Tây Nghệ An mới xây dựng đền đúng 9 gian: ý kiến này dựa trên cơ sở số lượng lễ vật được thờ trong mỗi dịp thờ cúng ở mỗi gian đền, như: mỗi mường, khi mang lễ vật đến cúng đền, ngoài một con trâu đen (riêng Mường-Tôn thờ con trâu trắng) còn phải có 9 con lợn, 90 con gà nhỏ, 90 cặp cá khô và một chum rượu cần với 9 cặp cần trúc….trong mỗi gian, người ta kê sập thành 4 bậc từ thấp lên cao, bậc dưới cùng đặt 9 phần cá (mỗi phần 10 con), bậc thứ 2 sắp 9 phần gà (mỗi phần 10 con), bậc thứ 3 đóng 9 cỗ thịt lợn. Sang ngày thứ hai mới mổ trâu, thịt trâu được bày trên bậc thứ 4, tức là cao nhất. Chính giữa gian là một chum rượu cần, có cắm 9 đôi cần trúc...

Như vậy, chúng ta gặp con số 9 trong tất cả các thứ lễ vật cúng thờ truyền thống ở đền 9 gian và những cách hiểu khác nhau về tên gọi của đền qua con số 9 thiêng liêng! Nhưng dẫu sao thì đền 9 gian vẫn là ngọn lửa thiêng, đã trải ngót 600 năm lịch sử sưởi ấm tâm hồn người Thái, là nơi quy tụ tâm thức cộng đồng với vẻ đẹp của văn hoá tâm linh, văn hoá nghệ thuật và những phong tục, tập quán cổ truyền rất đặc biệt. Đến với lễ hội đền 9 gian là trở về với cội nguồn của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An, vừa để thờ mãn nhu cầu của đời sống văn hoá tâm linh, vừa thoả mãn những nhu cầu cảm xúc thẩm mỹ của cả "Lễ" và "Hội", qua đó mọi giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An được thể hiện, được bảo lưu đầy đủ nhất và được phát triển lên mãi!

Với mỗi người Thái nơi vùng cao Tây Bắc xứ Nghệ, mảnh đất Mường Tôn vùng Quế Phong và một phần của huyện Quỳ Châu mãi mãi là nơi hướng tâm thức về một thời cha ông khai mường, lập đất. Và ngôi đền Chín Gian là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng linh thiêng...






Mọi truyền thuyết cũng như các cứ liệu lịch sử đều chứng tỏ rằng, vùng Mường Nọc (Quế Phong) là mảnh đất đầu tiên mà bà con người Thái đã đến đây khai bản, lập mường, để ngày nay có cả một cộng đồng người Thái miền Tây đông đúc, quây quần hội tụ. Và với mỗi người dân tộc Thái, đây luôn là nơi hướng về trong tâm thức, để mỗi năm cùng nhau hành hương về nguồn cội, cùng mở hội tế trời, lễ tổ và cầu phúc cho chín bản mười mường.



Đền Chín Gian có tên gọi là "Tến Xớ Quái" (tức đền Hiến Trâu) nằm trên một ngọn đồi nhỏ, còn gọi là "Pú Pỏm", ở phía Nam Mường Tôn, bên dòng sông Nậm Giải. Đoạn sông này gọi là bến "Tà Tạo", tức Bến Quan. Đến tận bây giờ, không ai biết chính xác ngôi đền được xây dựng từ bao giờ, nhưng có một truyền thuyết rất hay kể về quá trình chuyển dời ngôi đền đi dựng mới. Từ khoảng thế kỷ thứ XVIII trở về trước, ngôi đền được dựng trên một ngọn đồi cao hơn 350m, gọi là "Pú Chò Nhàng", nằm phía tây bắc Mường Tôn, cách bản Khoẳng (Châu Kim) hơn 2km.

Đến ngày mở lễ hội tế trời, khi chuẩn bị hành lễ hiến trâu cho các vị thần linh, trong lúc đang tắm trâu ở "Bắng Cọc" thuộc đoạn sông Nậm Giải chảy dọc sát với chân đồi bản Khoẳng, bỗng dưng có con rồng bay đến cuốn mang đi mất con trâu trắng của Mường Tôn. Tạo Mường thấy điềm xấu liền cho dân chúng giết trâu làm lễ khấn xin trời phật, tổ tiên để được chuyển dời ngôi đền đi nơi khác. Tương truyền, có một con quạ cổ khoang trắng đến gắp lấy miếng xương trâu nơi đền cũ bay đi và thả xuống một ngọn đồi nhỏ phía nam Mường Tôn. Đền Chín Gian được dựng ở đó cho đến ngày nay.


Đã thành lệ, trong các dịp lễ tế trời và Tạo Ló-ỳ, lễ vật đầu tiên và không thể thiếu của dân Mường Tôn dâng lên bao giờ cũng là một con trâu cái trắng- vật lễ trong các cuộc cúng tế linh thiêng nhất. Hai mường khác là mường Quáng và mường Puộc cũng hiến trâu trắng nhưng là trâu đực, các mường còn lại cúng trâu đen, đặc biệt trâu không được có khuyết tật, nhất là do hổ vồ. Ngoài ra, mỗi mường phải có thêm 9 con lợn con, 90 con gà nhỏ và 90 gắp cá sông nướng.


Điểm nhấn đặc sắc, nổi bật và rất riêng của lễ hội đền Chín Gian ở Quế Phong, đó là lễ hiến trâu. Ngày lễ hội đầu tiên được dành để "qua cửa", sang ngày thứ 2 mới tiến hành nghi thức "Hắp quái", tức lễ nộp trâu trước khi hiến. "Bà mo chủ" dẫn các tạo mường, ông ạp (ông tắm trâu) và các cụ già cầm đuốc đi quanh con trâu 3 vòng tỏ ý đồng lòng dâng trâu.

Sau đó ông ạp mới đưa trâu đi tắm ở bến sông Tà Tạo và đưa trâu lên buộc ở "Lắc quái"- cột buộc trâu. Trước 9 cây cột, có 9 cây đa cổ thụ của 9 mường. Sau khi "ông ạp" chém trâu, thịt trâu được đặt lên bậc sạp cao nhất của gian đền. Bà mo tiến hành làm lễ nạp trâu suốt 3 ngày đêm, sau đó đem nấu tại chỗ mọi người cùng ăn, nhất thiết không ai được đem về.


Nghi thức tín ngưỡng riêng của đồng bào người Thái còn được thể hiện rất rõ trong các hình thức hát khắp, hát nhuôn. Ở mỗi gian đền, khi bà mo hành lễ, đằng sau thường có 6-8 cô gái hát đệm bài cúng, kể về cuộc hành trình lên mường Trời. Trong hành trình ấy, có cả đường sông, đường bộ. Khi bà mo cúng đến chỗ đi thuyền, các cô gái hát "Hắp khắp nhứa", tức hát đẩy thuyền, tới chỗ vua ở, hát "Chầu Phủa", tức lạy vua v.v...


Nếu không khí của lễ hiến sinh trong đền trang trọng bao nhiêu, thì các hoạt động vui chơi của phần hội lại vui nhộn bấy nhiêu. Trong hội trại bên ngoài đền, ngoài của các cơ quan, đơn vị và trường học, còn có 14 nhà trại của 14 xã, thị trấn được làm thành nhà sàn chắc chắn, phía trong bài trí theo hình thức sinh hoạt của người Thái, cùng với nhiều sản phẩm do đồng bào làm ra được giới thiệu để du khách có thể thưởng thức ngay trong nhà trại.

Năm nào cũng vậy, đến kỳ lễ hội, mỗi mường sẽ cử ra 9 đấu thủ đua tài trong trò chơi bắn nỏ, với phần thưởng là mảnh vải vuông do các cô gái tự dệt, một hộp đựng thuốc bằng bạc và một túi da đựng trầu cau..

Các cuộc thi vui khác như kéo co, vật dân tộc, ném còn, nhảy sạp, múa vòng, tung còn, đánh cồng chiêng, khắc luống, uống rượu cần, múa lăm vông, thi bắn nỏ, đẩy gậy, giao lưu bóng chuyền, diễn xướng dân gian, liên hoan nghệ thuật quần chúng và thi người đẹp chín mường đến từ 14 xã, thị trấn trong huyện.

Nhưng sôi nổi và tình tứ hơn cả, phải kể đến các hình thức diễn xướng dân gian mang đậm sắc thái dân tộc Thái, như nhảy sạp, lăm, khắp, đặc biệt là hát xuối, lăm, nhuôn chúc Tạo mường sống lâu, chúc cho 9 bản 10 mường được bình yên, hạnh phúc. Những hoạt động vui chơi này được tổ chức quanh đền, ở các bản lân cận vào các buổi tối, kéo dài đến tận khuya.


Đến với lễ hội Đền Chín Gian, du khách còn được thưởng thức hình thức hát thơ theo cốt truyện trường ca của các chàng trai, cô gái Thái, đặc biệt là điệu hát "Hắp bảo xảo", tức hát giao duyên. "Khoi dặc tắt láu hưn Pú Quái á Mọc, dặc tan nắm chú Mướng Nọc á xiểng..." (Ước sao được hứng sương trên đền trâu cho bông lau gặp gió, ước được làm vợ, làm chồng với người Mường Nọc đẹp nổi tiếng cả 9 mường...). Những lời hát vấn vít bước chân, giọng hát chân thành, mộc mạc, lời ca mê đắm với những ánh mắt tình tứ, chao nghiêng đã dệt nên biết bao câu chuyện tình lãng mạn...

Đến với lễ hội Đền Chín Gian, mỗi người sẽ cảm nhận những nét đặc trưng rất riêng không lễ hội nào có.



Thông qua các hoạt động của lễ hội, sẽ góp phần khơi dậy truyền thống tốt đẹp "uống nước nhớ nguồn" biết ơn những người có công dựng bản, lập mường; đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc Nghệ An. Đây cũng là cơ hội để Quế Phong giao lưu văn hoá, nối vòng tay bạn bè, nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

Đồng thời, thông qua việc đến với lễ hội, du khách sẽ được tham quan các di tích, danh thắng đẹp nổi tiếng trên địa bàn, từ đó góp phần giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện vùng cao biên giới Quế Phong".
Về Đầu Trang Go down
http://danquephong.tk
petrangqp
admin
admin
petrangqp

Tổng số bài gửi : 170
điểm thưởng : 265987
kinh nghiệm : 125
Join date : 26/11/2009
Age : 30
Đến từ : Quế phOng prO..hehe

Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ   Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_icon_minitimeDecember 22nd 2009, 12:37

mi cóp được ở muk đó hay her cóp đc thi cóp vài bài lun cho đỡ mất hứng chi đc có một hai bài đọc mất cả hứng..ho2
Về Đầu Trang Go down
http://danquephong.tk
 

Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Welcome to teenquephong.tk's Forum -‘๑’- :: tin tức online :: tin huyện nhà-

Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
tuanchiqp
admin
admin
tuanchiqp


Age : 30Join date : 24/11/2009Tổng số bài gửi : 151Đến từ : quế phong

Bài gửiTiêu đề: Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_icon_minitimeDecember 18th 2009, 09:10

Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ 0-denchingian
Nằm trên đỉnh Pú Pỏm cao 186,4m, đền Chín Gian thuộc địa phận Mường Tôn xưa (nay là hai xã Châu Kim, Mường Noọc huyện Quế Phong). Làm mới hoàn toàn bằng bêtông cốt thép theo kiểu nhà sàn thân thuộc, ngôi đền khiêm nhường về sắc nhưng duyên dáng, là điểm hội tụ bản sắc văn hoá tâm linh của cộng đồng người Thái xứ Nghệ.
Theo truyền thuyết, cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 là giai đoạn phát đạt của người Thái vùng Châu Quý, cộng đồng người Thái khắp "chín bản mười mường" dựng lập ngôi đền Chín Gian tại Pù Chò Nhàng (thuộc địa phận xã Châu Kim ngày nay). Ban đầu ngôi đền kiểu nhà sàn lợp tranh, cột gỗ chôn sâu khoảng 0,5m, về sau (chưa rõ năm nào) dịch chuyển đền về đỉnh Pú Pỏm, bản Kim Khê, xã Châu Kim.

Ngôi đền Chín Gian ban đầu nhà sàn cột gỗ lợp tranh ấy, qua nhiều thế kỷ dãi nắng dầm mưa vẫn 3 năm một lần (từ 13-15.2 âm lịch giữa tiết Xuân), để chín bản mười mường tưng bừng lễ hội. Năm Đinh Mão (1927), Tri phủ Quỳ Châu là ông Sầu Văn Hiên người Thái vùng Mường Tôn, lệnh cho dân trong vùng vào rừng khai thác gỗ lim kéo ra bến bãi Piềng Pần (nay thuộc xã Châu Thắng huyện Quỳ Châu), kết thành bè mảng theo sông Nậm Giải chuyển lên tập kết tại bến Tà Tạo để nâng cấp ngôi đền.

Nhiều già làng trước đây vẫn nhớ, sau khi được tôn tạo, ngôi đền có 4 dãy cột lim cao to kê trên đá tảng, mái lợp tôn, cầu thang lên xuống xây bằng gạch, năm 1929 bà con mở lễ hội và mãi đến năm 1947 mở lại 1 lần rồi thôi.

Trong khoảng lặng 59 năm (1947- 2006) gần một đời người, Lễ hội đền Chín Gian hoàn toàn bị gián đoạn. Năm 1972 tôn mái của đền bị tháo dỡ về lợp cửa hàng mậu dịch quốc doanh, toàn bộ cột kèo bằng gỗ lim dần thành cửa thành nhà của kẻ xấu.

Lễ hội đền Chín Gian chỉ còn trong ký ức người già. Năm 2004 UBND huyện Quế Phong tiến hành phục dựng làm mới bằng chất liệu sắt thép bêtông, năm 2006, đền được khánh thành và tưng bừng tái mở Lễ hội.

Chín gian của đền tượng trưng cho 9 mường khởi đầu của đồng bào Thái gồm mường Tôn, Pắn, Chừn, Hin, Puộc, Quáng, Miểng, Chón, Pha Quèn. Trong đó gian chính giữa là của Mường Tôn đặt 3 pho tượng uy nghiêm thờ 3 vị: Then Pà (Vua Trời như là Ngọc hoàng), Náng Xỉ Đà con gái của Ngọc hoàng (như Mẫu Liễu Hạnh) và Tạo Ló Ỳ là người đầu tiên khai mở cai quản mường Tôn, như Thành hoàng làng của người Việt.

Ba pho tượng làm bằng gỗ mít sơn son thếp vàng do nghệ nhân Hà Nội chế tác, vừa mới được mang về. Tại gian giữa treo 2 đôi câu đối chữ Nho và chữ Thái, đôi câu đối chữ Thái đọc từ phải qua trái là: Đây ký bò lưm thù. Đây dù bò lưm cổng (Được ăn không quên ơn. Được ở không quên công).

Tám gian còn lại thờ 8 vị tạo của 8 mường. Tạo là người đầu tiên đến khai khẩn lập dựng cai quản mỗi mường.

Đến hẹn lại lên, từ 13-15.2 năm Kỷ Sửu (10.3.2009) cộng đồng người Thái xứ Nghệ lại tưng bừng vào Lễ hội Đền Chín Gian. Lễ hội tuần tự qua 6 lễ cơ bản gồm Lễ khai quang (Xó Phí pù-pí pà, Lễ yết cáo (Khẩy quan), Lễ rước (Ton đăm ton Thẻn), Lễ chém trâu (Phắn quái), Lễ đại Tế (Xớ thẻn xớ đặm), Lễ tạ (Thào quan).

Theo cảm nhận của chúng tôi, nét độc đáo tạo nên bản sắc không thể hoà tan của Lễ hội Đền Chín Gian mà các thế hệ người Thái xứ Nghệ giữ gìn, được thể hiện trong nghi tiết của Lễ rước, Lễ chém trâu , Lễ đại Tế. Những người hành lễ của 3 lễ này ngoài mo, chà, các vị chức sắc nêu trên, còn có mấy chục nam thanh nữ tú chưa vợ chưa chồng, tất cả trang phục tế lễ truyền thống.

Lễ rước sáng 14.2 âm lịch. Mở đầu bằng nghi tiết tắm trâu tại bến Tà Tạo cách phía trước đền khoảng 100m. Mo và 2 chấp sự dắt trâu xuống bến, lát sau Mo trở về cùng các chủ tế đứng trước chiếc chiếu nổi bật hoa văn dân tộc Thái, trên chiếu đặt 1 đĩa trầu cau, 3 ống đựng nước.

Mo khấn xin Thần sông Thần nước cho phép đưa trâu xuống tắm, và trao 3 ống nước cho 3 vị đồng chủ tế, 3 vị này giội nước lên lưng trâu giữa âm thanh cồng chiêng và tiếng hò reo của đoàn người tham gia lễ rước. Lát sau, mo hô "Pó nơ!" (Chúng ta lên đường!), đám rước trật tự khởi hành theo nhịp cồng chiêng. Trên chặng 100m từ bến Tà Tạo lên đến sân Đền, đám rước lần lượt dừng lại tại các am dâng hương:

Tại sân đền, hai hàng quân uy nghiêm vác 60 cây cờ hội chia làm 2 dãy đối xứng, 30 nam đứng phía ngoài 30 nữ đứng phía trong sân đền. Chủ tế thắp hương, 2 chà dắt con trâu buộc vào cột gỗ chôn giữa sân đền, chủ tế cùng mo lên đứng trước gian thờ chính thắp hương, khấn xin các thần cho phép làm Lễ Phắn quái (chém trâu).

Theo tục truyền, ông Chà chém trâu chỉ 1 nhát, nếu phải chém nhát thứ hai hoặc thứ ba bị coi là mất thiêng, năm đó có chuyện không may. Sau khi chém, nếu hai chân trước của trâu quỵ xuống phía trước, đầu hướng thẳng vào đền là tốt. Nếu trâu ngã về bên phải phía có sông là ứng với năm đó bị mất mùa cá. Nếu trâu ngã về bên trái phía có ruộng lúa ứng với năm đó bị mất mùa lúa do thiên tai dịch bệnh v.v...

Lễ đại tế tiến hành ngay sau Lễ chém trâu. Đặc biệt 9 nữ tú chưa chồng trang phục bên trong váy áo Thái, bên ngoài áo dài màu đỏ đầu đội khăn piêu. Khi ông "Làm mường" đánh 9 tiếng cồng tiếp theo, mo kính mời Vua Trời cùng các vị Thần linh, tổ tiên, dòng họ về dự lễ hội, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho bản mường làm ăn phát đạt, lúa đầy đồng cá đầy sông, rừng xanh tươi tốt, no ấm yên vui, đoàn kết xây đắp cuộc sống. Ngoài sân đền tiến hành khai hội để đám đông tham gia khắc luống, cồng chiêng, văn nghệ, kéo co, bóng chuyền, hội thi người đẹp v.v..
Theo một số tư liệu dân tộc học, và dựa theo lời kể của các ông, bà mo và những người già…trong vùng, thì đền 9 gian được dựng lên để thờ Pỏ Phạ (ông trời) và đức mẹ Xì-Đà….đền 9 gian được làm vào thời gian Cầm Cần, Cầm Lan thay nhau làm chẩu mường (tức là thủ lĩnh hành chính của người Thái), kiêm luôn chẩu hua (tức thủ lĩnh tinh thần): Đó là những năm cả 9 mường đầu tiên của người Thái trong vùng rất thịnh vượng, làm ăn phát đạt, yên vui và phồn thịnh…cho nên theo đề nghị của Cầm Cần, cả 9 mường cùng góp công, góp của dựng một cái đền để thờ Pỏ Phạ (tức ông trời – ban đầu chỉ thờ riêng ông trời, sau này mới thờ thêm đức mẹ Xì-Đà, vì trời cho mới được như vậy, mà họ Cầm (hay Lo Căm, Sầm&hellip là con cháu của trời…do vậy đền mới được làm đúng 9 gian, mỗi gian dành cho một mường lúc bấy giờ đến cúng thờ! Lại có ý kiến cho rằng, người Thái ở vùng Quỳ-Châu cũ có 9 họ (Lô; Vi; Quang; Lương; Kim (kêm); Hà; Ngân; Lữ; Lộc) nên mới dựng đền đúng 9 gian cho 9 họ người Thái đến cúng thờ!

Tuy nhiên cũng có ý kiến lại cho rằng, con số 9 thuộc về tâm linh mang ý nghĩa dương sinh, nên người Thái ở miền Tây Nghệ An mới xây dựng đền đúng 9 gian: ý kiến này dựa trên cơ sở số lượng lễ vật được thờ trong mỗi dịp thờ cúng ở mỗi gian đền, như: mỗi mường, khi mang lễ vật đến cúng đền, ngoài một con trâu đen (riêng Mường-Tôn thờ con trâu trắng) còn phải có 9 con lợn, 90 con gà nhỏ, 90 cặp cá khô và một chum rượu cần với 9 cặp cần trúc….trong mỗi gian, người ta kê sập thành 4 bậc từ thấp lên cao, bậc dưới cùng đặt 9 phần cá (mỗi phần 10 con), bậc thứ 2 sắp 9 phần gà (mỗi phần 10 con), bậc thứ 3 đóng 9 cỗ thịt lợn. Sang ngày thứ hai mới mổ trâu, thịt trâu được bày trên bậc thứ 4, tức là cao nhất. Chính giữa gian là một chum rượu cần, có cắm 9 đôi cần trúc...

Như vậy, chúng ta gặp con số 9 trong tất cả các thứ lễ vật cúng thờ truyền thống ở đền 9 gian và những cách hiểu khác nhau về tên gọi của đền qua con số 9 thiêng liêng! Nhưng dẫu sao thì đền 9 gian vẫn là ngọn lửa thiêng, đã trải ngót 600 năm lịch sử sưởi ấm tâm hồn người Thái, là nơi quy tụ tâm thức cộng đồng với vẻ đẹp của văn hoá tâm linh, văn hoá nghệ thuật và những phong tục, tập quán cổ truyền rất đặc biệt. Đến với lễ hội đền 9 gian là trở về với cội nguồn của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An, vừa để thờ mãn nhu cầu của đời sống văn hoá tâm linh, vừa thoả mãn những nhu cầu cảm xúc thẩm mỹ của cả "Lễ" và "Hội", qua đó mọi giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An được thể hiện, được bảo lưu đầy đủ nhất và được phát triển lên mãi!

Với mỗi người Thái nơi vùng cao Tây Bắc xứ Nghệ, mảnh đất Mường Tôn vùng Quế Phong và một phần của huyện Quỳ Châu mãi mãi là nơi hướng tâm thức về một thời cha ông khai mường, lập đất. Và ngôi đền Chín Gian là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng linh thiêng...






Mọi truyền thuyết cũng như các cứ liệu lịch sử đều chứng tỏ rằng, vùng Mường Nọc (Quế Phong) là mảnh đất đầu tiên mà bà con người Thái đã đến đây khai bản, lập mường, để ngày nay có cả một cộng đồng người Thái miền Tây đông đúc, quây quần hội tụ. Và với mỗi người dân tộc Thái, đây luôn là nơi hướng về trong tâm thức, để mỗi năm cùng nhau hành hương về nguồn cội, cùng mở hội tế trời, lễ tổ và cầu phúc cho chín bản mười mường.



Đền Chín Gian có tên gọi là "Tến Xớ Quái" (tức đền Hiến Trâu) nằm trên một ngọn đồi nhỏ, còn gọi là "Pú Pỏm", ở phía Nam Mường Tôn, bên dòng sông Nậm Giải. Đoạn sông này gọi là bến "Tà Tạo", tức Bến Quan. Đến tận bây giờ, không ai biết chính xác ngôi đền được xây dựng từ bao giờ, nhưng có một truyền thuyết rất hay kể về quá trình chuyển dời ngôi đền đi dựng mới. Từ khoảng thế kỷ thứ XVIII trở về trước, ngôi đền được dựng trên một ngọn đồi cao hơn 350m, gọi là "Pú Chò Nhàng", nằm phía tây bắc Mường Tôn, cách bản Khoẳng (Châu Kim) hơn 2km.

Đến ngày mở lễ hội tế trời, khi chuẩn bị hành lễ hiến trâu cho các vị thần linh, trong lúc đang tắm trâu ở "Bắng Cọc" thuộc đoạn sông Nậm Giải chảy dọc sát với chân đồi bản Khoẳng, bỗng dưng có con rồng bay đến cuốn mang đi mất con trâu trắng của Mường Tôn. Tạo Mường thấy điềm xấu liền cho dân chúng giết trâu làm lễ khấn xin trời phật, tổ tiên để được chuyển dời ngôi đền đi nơi khác. Tương truyền, có một con quạ cổ khoang trắng đến gắp lấy miếng xương trâu nơi đền cũ bay đi và thả xuống một ngọn đồi nhỏ phía nam Mường Tôn. Đền Chín Gian được dựng ở đó cho đến ngày nay.


Đã thành lệ, trong các dịp lễ tế trời và Tạo Ló-ỳ, lễ vật đầu tiên và không thể thiếu của dân Mường Tôn dâng lên bao giờ cũng là một con trâu cái trắng- vật lễ trong các cuộc cúng tế linh thiêng nhất. Hai mường khác là mường Quáng và mường Puộc cũng hiến trâu trắng nhưng là trâu đực, các mường còn lại cúng trâu đen, đặc biệt trâu không được có khuyết tật, nhất là do hổ vồ. Ngoài ra, mỗi mường phải có thêm 9 con lợn con, 90 con gà nhỏ và 90 gắp cá sông nướng.


Điểm nhấn đặc sắc, nổi bật và rất riêng của lễ hội đền Chín Gian ở Quế Phong, đó là lễ hiến trâu. Ngày lễ hội đầu tiên được dành để "qua cửa", sang ngày thứ 2 mới tiến hành nghi thức "Hắp quái", tức lễ nộp trâu trước khi hiến. "Bà mo chủ" dẫn các tạo mường, ông ạp (ông tắm trâu) và các cụ già cầm đuốc đi quanh con trâu 3 vòng tỏ ý đồng lòng dâng trâu.

Sau đó ông ạp mới đưa trâu đi tắm ở bến sông Tà Tạo và đưa trâu lên buộc ở "Lắc quái"- cột buộc trâu. Trước 9 cây cột, có 9 cây đa cổ thụ của 9 mường. Sau khi "ông ạp" chém trâu, thịt trâu được đặt lên bậc sạp cao nhất của gian đền. Bà mo tiến hành làm lễ nạp trâu suốt 3 ngày đêm, sau đó đem nấu tại chỗ mọi người cùng ăn, nhất thiết không ai được đem về.


Nghi thức tín ngưỡng riêng của đồng bào người Thái còn được thể hiện rất rõ trong các hình thức hát khắp, hát nhuôn. Ở mỗi gian đền, khi bà mo hành lễ, đằng sau thường có 6-8 cô gái hát đệm bài cúng, kể về cuộc hành trình lên mường Trời. Trong hành trình ấy, có cả đường sông, đường bộ. Khi bà mo cúng đến chỗ đi thuyền, các cô gái hát "Hắp khắp nhứa", tức hát đẩy thuyền, tới chỗ vua ở, hát "Chầu Phủa", tức lạy vua v.v...


Nếu không khí của lễ hiến sinh trong đền trang trọng bao nhiêu, thì các hoạt động vui chơi của phần hội lại vui nhộn bấy nhiêu. Trong hội trại bên ngoài đền, ngoài của các cơ quan, đơn vị và trường học, còn có 14 nhà trại của 14 xã, thị trấn được làm thành nhà sàn chắc chắn, phía trong bài trí theo hình thức sinh hoạt của người Thái, cùng với nhiều sản phẩm do đồng bào làm ra được giới thiệu để du khách có thể thưởng thức ngay trong nhà trại.

Năm nào cũng vậy, đến kỳ lễ hội, mỗi mường sẽ cử ra 9 đấu thủ đua tài trong trò chơi bắn nỏ, với phần thưởng là mảnh vải vuông do các cô gái tự dệt, một hộp đựng thuốc bằng bạc và một túi da đựng trầu cau..

Các cuộc thi vui khác như kéo co, vật dân tộc, ném còn, nhảy sạp, múa vòng, tung còn, đánh cồng chiêng, khắc luống, uống rượu cần, múa lăm vông, thi bắn nỏ, đẩy gậy, giao lưu bóng chuyền, diễn xướng dân gian, liên hoan nghệ thuật quần chúng và thi người đẹp chín mường đến từ 14 xã, thị trấn trong huyện.

Nhưng sôi nổi và tình tứ hơn cả, phải kể đến các hình thức diễn xướng dân gian mang đậm sắc thái dân tộc Thái, như nhảy sạp, lăm, khắp, đặc biệt là hát xuối, lăm, nhuôn chúc Tạo mường sống lâu, chúc cho 9 bản 10 mường được bình yên, hạnh phúc. Những hoạt động vui chơi này được tổ chức quanh đền, ở các bản lân cận vào các buổi tối, kéo dài đến tận khuya.


Đến với lễ hội Đền Chín Gian, du khách còn được thưởng thức hình thức hát thơ theo cốt truyện trường ca của các chàng trai, cô gái Thái, đặc biệt là điệu hát "Hắp bảo xảo", tức hát giao duyên. "Khoi dặc tắt láu hưn Pú Quái á Mọc, dặc tan nắm chú Mướng Nọc á xiểng..." (Ước sao được hứng sương trên đền trâu cho bông lau gặp gió, ước được làm vợ, làm chồng với người Mường Nọc đẹp nổi tiếng cả 9 mường...). Những lời hát vấn vít bước chân, giọng hát chân thành, mộc mạc, lời ca mê đắm với những ánh mắt tình tứ, chao nghiêng đã dệt nên biết bao câu chuyện tình lãng mạn...

Đến với lễ hội Đền Chín Gian, mỗi người sẽ cảm nhận những nét đặc trưng rất riêng không lễ hội nào có.



Thông qua các hoạt động của lễ hội, sẽ góp phần khơi dậy truyền thống tốt đẹp "uống nước nhớ nguồn" biết ơn những người có công dựng bản, lập mường; đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc Nghệ An. Đây cũng là cơ hội để Quế Phong giao lưu văn hoá, nối vòng tay bạn bè, nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

Đồng thời, thông qua việc đến với lễ hội, du khách sẽ được tham quan các di tích, danh thắng đẹp nổi tiếng trên địa bàn, từ đó góp phần giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện vùng cao biên giới Quế Phong".
Về Đầu Trang Go down
http://danquephong.tk
petrangqp
admin
admin
petrangqp


Age : 30Join date : 26/11/2009Tổng số bài gửi : 170Đến từ : Quế phOng prO..hehe

Bài gửiTiêu đề: Re: Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ I_icon_minitimeDecember 22nd 2009, 12:37

mi cóp được ở muk đó hay her cóp đc thi cóp vài bài lun cho đỡ mất hứng chi đc có một hai bài đọc mất cả hứng..ho2
Về Đầu Trang Go down
http://danquephong.tk

Đền Chín Gian giữa đại ngàn xứ Nghệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Welcome to teenquephong.tk's Forum -‘๑’- :: tin tức online :: tin huyện nhà-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất